Spaghetti Carbonara là món mỳ Ý có trong thực đơn của hầu hết nhà hàng tây Âu tại Việt Nam. Món này có vị béo ngậy từ pho mai và thịt ba chỉ; thời gian chế biến cũng khá nhanh. Mời bạn vào bếp nấu món này cùng tôi nhé!
SPAGHETTI CARBONARA
Định lượng
-Khẩu phần: 2 người ăn
-Thời gian chế biến: 30 phút
Nguyên liệu chuẩn bị:
1. Mỳ Ý sợi tròn: 200g
2.Thịt ba chỉ xông khói: 200g
3.Dầu olive: 10ml
4.Lòng đỏ trứng gà: 2 trứng
5.Phô mai Parmesan: 30g
6.Tiêu đen: tùy thích
MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU CẦN DÙNG
Cách bước chế biến:
Bước 1: Cắt sợi 200g thịt ba chỉ xông khói rồi lấy 2 lòng đỏ trứng trộn với 30 bột phô mai Parmesan.
Bước 2: Đun 1 nồi nước sôi thêm 5g muối rồi cho mỳ vào tầm 8 đến 10 phút. Giữ lại tầm 250ml nước luộc mì.
Bước 3: Bắc chảo nóng cho 10ml dầu olive vào. Sau đó cho 200g ba chỉ xông khói đảo đều đến khi thịt đổi mầu cánh gián cùng với mỡ được tiết ra khỏi thịt.
ĐẢO ĐỀU THỊT XÔNG KHÓI
Bước 4: Cho mỳ vào trộn đều. Sau đó ta cho 250ml nước luộc mỳ vào trộn cùng.
Bước 5: Khi gần cạn nước ta tắt bếp rồi cho bột phomai parmesan đã trộn với lòng đỏ trứng từ trước vào trộn đều, thêm tiêu đen tùy thích.
Giải thích: Sức nóng của chảo và mỳ sẽ làm tan chảy bột phomai.
Spaghetti Aglio e Olio là một món ăn chính khác đến từ đất nước hình chiếc ủng. Rất nhiều người Việt không biết đến món mỳ này nhưng nếu bạn là người ăn chay và yêu thích ẩm thực Ý thì tại sao lại không thử món mới nhỉ?
SPAGHETTI AGLIO E OLIO
Định lượng
Khẩu phần: 2 người ăn
Thời gian chế biến: 30 phút
Nguyên liệu
-Mỳ Ý sợi tròn: 200g
-Muối: 8g
-Dầu olive: 30ml
-Tỏi: 1 củ nhỏ
-Rau mùi; 25g
-Ớt bột: tùy thích
MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU CHUẨN BỊ
Cách chế biến
Bước 1: Băm nhỏ tỏi hoặc bạn có thể cắt thành lát cũng được nhé.
Bước 2: Cắt nhỏ rau mùi
Bước 3: Đun một nồi nước sôi. Thêm nửa thìa muối (5g) rồi cho mỳ vào luộc tầm 8 đến 10 phút.
Bước 4: Cho 30ml dầu cùng tỏi đã băm vào chảo. Bạn cũng có thể cho nhiều hơn vì theo công thức gốc ở Ý họ cho rất nhiều dầu. Để lửa nhỏ. Để tỏi không bị cháy bạn có thể cho thêm ít nước luộc mỳ.
Bước 5: Khi mỳ chín ta vớt ra rồi cho vào chảo ở bước 4. Cho thêm tầm 3g muối (1/3 thìa) cùng 1 ít ớt bột vào.
Bước 6: Bỏ rau mùi vào. Tắt bếp rồi trộn đều mỳ với rau mùi.
Ẩm thực Ý được đón nhận tại rất nhiều nơi trên thế giới và Pizza là một trong số đó. Món này rất phù hợp để mang đi hoặc mua ngoài ăn nhanh. Trên thế giới có rất nhiều cách làm món ăn này với vô vàn công thức khác nhau.
Bước 1: Cho muối hòa vào trong nước lạnh. Để đảm bảo men không bị muối “giết” thì ta cho khoảng 10% lượng bột cần dùng vào trước rồi mới cho men nở vào. Cuối cùng cho vào phần bột còn lại rồi nhồi bột. Nhồi đến khi khối bột không còn bị dính. Trong trường hợp khối bột khá nhão và dính ta cho thêm ít bột vào nhồi ngược lại nếu bột cứng, quá khó nhồi thì cho thêm ít nước. Lưu ý nên đổ từ từ bột hoặc nước để dễ điều chỉnh.
NHỒI ĐẾN KHI BỘT KHÔNG CÒN DÍNH
Bước 2: Cho bột ra mặt phẳng sạch tiếp tục nhồi. Dùng tay đẩy khối bột ra trước rồi kéo lại. Nhồi đi nhồi lại như vậy khoảng 10 phút. Bước này rất quan trọng, nó giúp cho khối bột trở nên dẻo và đàn hồi
NHỒI BỘT
Bước 3: Cho khối bột vào trong bát. Thêm một ít dầu olive bảo vệ bánh không bị khô. Dùng màng bọc thực phẩm đậy lại. Ủ bột ít nhất 6 tiếng.
Ủ BỘT ÍT NHẤT 6 TIẾNG
LÀM SỐT CÀ CHUA: BƯỚC 4 ĐẾN BƯỚC 5
Bước 4: Cho cà chua lon cùng 2 g muối cùng 3 nhánh húng quế (bỏ cuống) vào bát.
Bước 5: Dùng tay bóp nát cà chua cho đến khi hỗn hợp mịn hơn thì dừng.
Bước 7: Bắc chảo lên bếp. Cho 1 muỗng canh dầu olive cùng nguyên liệu bước 6 vào đảo đều dậy mùi thơm. Sau đó cho 100g thịt bò xay cùng 4g tiêu đen và tiêu trắng, 4g muối, 2g lá thyme khô vào đảo đều tay. Bước này bạn có thể điều chỉnh gia vị sao cho phù hợp với khẩu vị của gia đình.
NHÂN BÁNH PIZZA
TẠO HÌNH ĐẾ BÁNH, NƯỚNG BÁNH: BƯỚC 8 ĐẾN BƯỚC 16
Bước 8: Bánh ủ xong cho ra rồi lấy một ít bột áo ra nhào đến khi bột mịn hơn.
BỘT SAU KHI Ủ
Bước 9: Cắt bột thành 2 phần bằng nhau. Lấy 1 phần ra thao tác trước, phần còn lại tạm thời đậy lại bằng màng bọc thực phẩm tránh cho bánh bị khô. Gấp mép trên và mép dưới của bánh vào với nhau. Sau đó gấp hai bên mép trái và mép phải của bánh vào với nhau. Lặp đi lặp lại như vậy 2,3 lần để mặt sau của bánh phồng lên thành hình tròn. Làm tương tự với khối bột còn lại.
GẤP BỘT TẠO HÌNH BỘT
Bước 10: Đậy kín 2 khối bột ra hai bát khác nhau thêm khoảng 30 phút nữa. Lúc này mở lò chế độ hai lửa, để nhiệt độ cao nhất. Lò của tôi là 230 độ C và để trong tầm 45 phút đến 1 tiếng. Nếu có pizza stone (đá nướng pizza) thì bạn nên bỏ vào lò nướng luôn ở bước này, đế bánh sau khi nướng bằng pizza stone sẽ rất giòn và màu cũng rất đẹp.
Bước 11: Lấy khối bột ra dùng tay ấn nhẹ cho bột dẹt ra. Cùng lúc đó tạo viền bột.
TẠO VIỀN BỘT
BƯỚC 12: Nhấc bột lên đảo qua đảo lại qua hai tay cho bột lớn ra.
ĐẢO BỘT
Bước 13: Trải bột ra khay. Lấy 1 muỗng nước sốt cà chua phết đều trên mặt bột.
PHẾT SỐT CÀ CHUA LÊN MẶT BỘT
Bước 14: Cho khối bột vào lò đang nóng. Nướng tầm 15 phút. Nếu nhiệt độ lò của bạn cao hơn (khoảng 160 độ C) thì chỉ cần tầm 10 phút là bánh chín.
Bước 15: Khi viền bánh hơi ngả vàng ta lấy ra. Tiếp tục cho nhân bánh, bột pho mai parmesan và phô mai mozzarella cắt nhỏ lên trên. Cho vào lò nướng tầm 5 phút rồi bỏ ra.
CHO NHÂN BÁNH LÊN TRÊN
Bước 16: Cắt bánh thành 8 phần bằng nhau rồi thưởng thức 🙂
Bánh Crepe là một loại bánh có nguồn gốc từ vùng Québec, nước Pháp sau đó được du nhập ra rất nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Món bánh này khá ngon và cách làm tương đối đơn giản. Chỉ cần bột mì, trứng, sữa, đường là ta đã có một bữa ăn tráng miệng ngọt ngào. Phần nhân bánh rất đa dạng, có thể bỏ sô cô la, mứt, hay trái cây tươi như chuối, dâu tây…tùy theo khẩu vị của từng người.
BÁNH CREPE NHÂN SÔ CÔ LA
Khẩu phần
– 6 cái bánh
– Thời gian nấu: 30 phút
Nguyên liệu cần có
Phần vỏ bánh
– Bột mì: 150g-160g
– Sữa tươi không đường: 180ml/1 hộp
– Sữa đặc: 40g/40ml
– Muối: 1-2g
– Trứng gà: 2 quả
– Dầu ăn: 30ml
Phần nhân bánh
– Socola: 2-3 miếng
Phần decor
– Đường bột: 5-10g
MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU CHUẨN BỊ
Cách chế biến
Bước 1: Cho sữa tươi, sữa đặc, muối cùng lòng đỏ trứng gà vào bát to. Dùng phới lồng đánh lên.
Bước 2: Rây bột vào hỗn hợp bước 1 sau đó dùng phới lồng tiếp tục đánh cho bột tan.
Bước 3: Cho một ít dầu ăn vào chảo rồi đổ 1 thìa canh hỗn hợp bước 2 vào. Tráng đều lòng chảo. Bật lửa nhỏ đến khi thấy bề mặt bột phồng lên. Sau đó lật mặt sau của tráng cho lớp bột chín.
TRÁNG BÁNH
Bước 4: Cho sô cô la vào lò vi sóng quay cho thành dạng lỏng.
Bước 5: Trải lớp bột lên mặt phẳng. Quét lớp sô cô la lên một 1/2 lớp bánh rồi gập nửa bánh lại. Tiếp tục gập đôi 2 lần tạo thành hình tam giác (hình minh họa dưới)
GẤP BÁNH
Bước 6: Rây đường bột lên mặt bánh sau đó thưởng thức.
Tôi là người con sống xa nhà nhiều năm. Suốt từ năm 18 tuổi trở về sau phần lớn thời gian tôi không ở cùng gia đình bởi nơi học tập và làm việc đều cách xa nhà. Nhiều người bạn cũng có hoàn cảnh như tôi và họ rất nhớ các món ăn gia đình, đặc biệt là những món do mẹ nấu. Thực tế thì tôi không nhớ món ăn mẹ làm lắm bởi mẹ tôi luôn là trụ cột tài chính của gia đình, phần lớn thời gian bà lăn lộn ở ngoài kiếm tiền cơm manh áo. Bắt đầu từ 10 tuổi mẹ tôi đã giao cho tôi phần lớn việc nhà trong đó có việc bếp núc. Trong trí nhớ của tôi phương pháp nấu ăn mẹ truyền lại chủ yếu là luộc và rim. Các món ăn được nấu nhanh giống kiểu mì ăn liền 5, 10 phút là xong món. Tôi vẫn nhớ cách rim thịt của mẹ là cho thịt nạc heo đã thái mỏng vào nồi, cho xíu nước mắm và đảo đều tay. Vậy là xong một món, không hành, tiêu, dầu gì hết. Trong suốt mấy năm đại học, bạn bè đều lắc đầu ngán ngẩm với cách nấu nướng của tôi do vậy tôi thường được phân công nhiệm vụ rửa bát.
Nghĩ đi nghĩ lại thì mẹ tôi cũng có một hai món được coi là sở trường trong đó có món salad Nga. Chỉ khi nào có khách hoặc những lúc thực sự rảnh cũng như kinh tế dư dả một chút thì mẹ tôi mới đãi gia đình món này.
Nói qua một chút về món ăn này. Chỉ cần nhắc đến cái tên là ai cũng nghĩ nó có nguồn gốc từ xứ sở bạch dương. Thực chất salad Nga lại được sáng tạo bởi đầu bếp người Pháp họ Oliver vào những năm 1860. Món ăn này rất được ưa chuộng tại Nga do đó mà rất nhiều thực khách đã tự thực hành món ăn này nên cũng giống như các món pizza, spaghetti công thức chế biến của nó cũng đã được biến tấu đi nhiều.
Các thành phần chính của món ăn có thể kể tên như: trứng, cà rốt, đậu hà lan, khoai tây, thịt xông khói, dưa leo bao tử muối, cùng với nước xốt kì diệu là mayonnaise. Món này được coi là món khai vị. Vì không mua được thịt xông khói và dưa leo bao tử muối, tôi đã thay thế bằng giò heo ăn liền và tự muối chua ngọt nhanh dưa leo tươi.
SALAD NGA
Định lượng
Khẩu phần: 3 người ăn
Thời gian chế biến: 1 tiếng
Nguyên liệu
– Trứng gà: 1 quả
– Giò heo ăn liền: 100g
– Khoai tây: 1 quả nhỏ
– Cà rốt: 1/2 củ
– Đậu Hà Lan: 50g
– Dưa leo: 1 củ
– Tỏi: 1 tép
– Đường: 1 thìa
– Muối: 1/3 thìa
– Dấm gạo: 1 thìa
– Xà lách: 3 nhánh
– Mayonnaise: 3,5 thìa
Lưu ý:Bạn nên mua xốt mayonnaise thiên về vị chua thay vì thiên vị ngọt nhé bởi vị ngọt đã có trong các loại củ rồi. Mình mua loại Kewpie xốt tar tar.
*1 thìa= 10g
NGUYÊN LIỆU CHUẨN BỊ
Sơ chế nguyên liệu
– Rửa sạch rau, củ, quả
– Thái khúc dưa leo, bỏ bớt ruột
– Đập dập 1 nhánh tỏi
Cách chế biến
Bước 1: Cho 1 nhánh tỏi đập dập cùng 1 thìa đường, 1/3 thìa muối vào dưa leo đảo đều sau đó cho 1 thìa dấm gạo vào. Đậy kín để tủ lạnh.
Bước 2: Luộc trứng từ nước lạnh. Luộc từ 12 đến 14 phút với lửa vừa. Tắt bếp. Để trứng trong nước nóng thêm vài phút chứ không vớt ra ngay để đảm bảo trứng chín hoàn toàn
Bước 3: Đem cà rốt, khoai tây vào đậu hà lan vào nồi hấp. Cà rốt và khoai tây ta hấp nguyên cả vỏ. Hấp lửa nhỏ tầm 30 phút. Nếu bạn không thích chín kỹ có thể hấp tầm 20 đến 25 phút.
HẤP CÁC LOẠI CỦ
Bước 4: Thái hạt lựu trứng, dưa leo, cà rốt, khoai tây. Nhớ loại bỏ nước ngâm dưa leo trước khi thái.
Bước 5: Cho các nguyên liệu tại bước 4 cùng đậu Hà Lan trộn chung với 3 thìa rưỡi xốt Mayonnaise
TRỘN HỖN HỢP NGUYÊN LIỆU
Bước 6: Xếp 3 nhánh xà lát decor lên đĩa sâu lòng rồi cho hỗn hợp nguyên liệu đã trộn vào. Salad sẽ ngon hơn sau khi để lạnh.
Spaghetti bolognese hay có tên gọi khác là mỳ Ý sốt bò bằm. Món này có vị ngọt thanh nhẹ từ rau củ, thịt bò, vị chua từ cà chua ăn kèm với mỳ sợi của Ý. Thực chất khi món ăn này được du nhập ra khắp thế giới, các thành phần nguyên liệu cũng như phương pháp chế biến đã được biến tấu đi ít nhiều. Ví dụ như với loại sốt bò bằm này người Ý không ăn kèm với spaghetti mà họ ăn với loại mỳ khác như Pappardelle-một loại mỳ có sợi to bản.
Sau đây tôi xin giới thiệu cách chế biến món mỳ Ý nổi tiếng này nhưng theo kiểu “con nhà nghèo”. Các thành phần nguyên liệu có thể không đầy đủ như công thức gốc nhưng cũng phần nào truyền tải được hương vị tuyệt hảo của món ăn và gần gũi hơn với nguyên liệu có sẵn trong gia đình Việt.
Bước 1: Bắc nồi nước bật lửa cho sôi. Thêm chút muối rồi cho mỳ spaghetti vào tầm 8 đến 10 phút là mỳ chín. Vớt mỳ ra tưới một ít dầu olive cho sợi mỳ không bị dính với nhau. Ta giữ lại 0.5 lít nước luộc mỳ.
Bước 2: Chần cà chua trong nước sôi đến khi thấy vỏ cà chua hơi nứt ra khỏi thịt tầm 30 giây. Vớt ra cho ngay vào nước đá. Lột vỏ và loại bỏ cuống sau đó thái nhỏ.
Bước 3: Cho ít dầu vào nồi rồi bỏ các nguyên liệu như cà rốt, hành tây vào xào.
Bước 4: Cho tiếp tỏi bằm, bò bằm và húng quế khô vào đảo đều.
Bước 5: Cho tiếp nước luộc mỳ và cà chua cùng sốt cà chua Heinz vào. Đun nhỏ lửa.
Bước 6: Đến khi mực nước trong nồi chỉ còn khoản 1/3 hoặc thấy hỗn hợp đã nhuyễn và bắt đầu sệt lại thì thêm đường, muối, tiêu vào. Cuối cùng cho mỳ vào đảo đều.
Bước 7: Xếp mỳ cùng sốt ra đĩa. Cho thêm pho mát bào lên trên. Trang trí bằng một nhánh húng quế.